Các giải đấu lớn hiện nay Bóng đá nữ

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới

Hoa Kỳ gặp Canada trong trận tranh huy chương đồng World Cup 2003.

Trước khi FIFA Women's World Cup ra đời, một số giải đấu đã diễn ra từ thập niên 1970 và 1980,[37] trong đó có giải đấu thử nghiệm mang tên Women's Invitation Tournament của FIFA tại Trung Quốc năm 1988.[38]

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới đầu tiên được tổ chức vào tháng 11 năm 1991 với chức vô địch thuộc về Hoa Kỳ. Giải đấu tại Hoa Kỳ vào hè năm 1999 thu hút sự chú ý trên toàn thế giới với một trận chung kết được chứng kiến bởi lượng khán giả kỉ lục trên 90.000 người tại sân Pasadena. Hoa Kỳ chiến thắng 5–4 trên loạt luân lưu trước Trung Quốc.[39][40] Hoa Kỳ là đội tuyển vô địch nhiều lần nhất (3 lần) và đồng thời là đội đương kim vô địch.

Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu

Các giải đấu bóng đá nữ châu Âu không chính thức đầu tiên được tổ chức tại Ý vào các năm 1969[41]1979[42]. Tới năm 1982 UEFA quyết định tổ chức một giải bóng đá nữ châu Âu mang tên Giải các đội tuyển nữ đại diện châu Âu, tên ban đầu của Giải vô địch bóng đá nữ châu Âu hay Euro Nữ. Vòng chung kết đầu tiên vào năm 1984 chứng kiến sự lên ngôi của đội tuyển Thụy Điển. Đến nay đội tuyển giành nhiều chức vô địch nhất và đồng thời đương kim vô địch là đội Đức.

Thế vận hội Mùa hè

Kể từ Thế vận hội Mùa hè 1996, nội dung bóng đá nữ được thêm vào chương trình thi đấu của Thế vận hội. Không giống như nội dung của nam (hầu hết là các cầu thủ dưới 23 tuổi), nội dung nữ không giới hạn độ tuổi hay chứng nhận chuyên nghiệp. Các liên đoàn bóng đá của Vương quốc Anh và Bắc Ireland không được Ủy ban Olympic Quốc tế cho phép cử đội thi đấu riêng. Tuy nhiên Thế vận hội Mùa hè 2012 tổ chức tại Luân Đôn chứng kiến sự xuất hiện lần đầu tiên của đội tuyển bóng đá Vương quốc Anh với thành phần từ hai đội tuyển Anh (England) và Scotland. Và tại FIFA Women's World Cup 2019, UEFA lựa chọn 3 đội châu Âu có thành tích tốt nhất giải để tham dự Thế vận hội Mùa hè 2020. Đội tuyển Anh là một trong 3 đội đó và họ sẽ được tham dự Olympic với tư cách đại diện cho cả Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland dưới tên Great Britain.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bóng đá nữ http://theworldgame.sbs.com.au/blog/2012/07/17/jap... http://emagazine.credit-suisse.com/article/index2.... http://www.fifa.com/aboutfifa/media/newsid=529882.... http://www.fifa.com/mm/document/afdeveloping/women... http://www.fifa.com/mm/document/fifafacts/bcoffsur... http://www.fifa.com/womens-football/index.html http://www.fifa.com/worldranking/rankingtable/wome... http://articles.latimes.com/2009/jul/10/sports/sp-... http://www.routledge.com/books/details/97804152633... http://www.rsssf.com/tablese/eur-women69.html